Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

Thú Đi Phượt Ở Giới Trẻ (phần 2)

Thú Đi Phượt Ở Giới Trẻ (phần 2) Du Lịch Xe Máy – Trong khi anh Thăng tìm được ở “phượt” cảm giác mới lạ và tình bạn bốn phương thì với chị Phạm Thị Lan, giảng viên khoa Báo Chí, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, “phượt” lại mang cho chị niềm hứng khởi được vượt qua chính mình. “Rời xa văn phòng máy lạnh với bốn bức tường tù túng, tạm “thoát” khỏi lịch trình lên lớp dầy đặc tôi vác ba lô đi du lịch bụi. Bao lo toan, stress và những tính toán đời thường tan biến hết. Chỉ còn lại cảm giác được sống hết mình, vượt lên bản thân, kẻ thù lớn nhất của mỗi con người”, chị bộc bạch. Không những thế, theo chị Lan, “phượt” còn mang lại cho chị hương vị của sự mạo hiểm. “Đôi khi phải băng qua những con đường đầy sỏi đá, rồi những lần lạc đường chỉ biết ôm nhau đợi trời sáng trong rừng, là đốt quần áo để sưởi ấm. Thậm chí có những lần trượt chân xuống hố sâu tính bằng mét, mất phanh trên con dốc hay đi qua một cây cầu bấp bênh. Mỗi lần đi như thế là mỗi lần tôi tập được cảm giác vượt qua được nỗi sợ hãi. Những cảm giác mới mẻ và hồi hộp ấy khiến người lữ hành càng đi càng say”, chị Lan tâm sự.
Quả thật, qua lời tâm sự của những người mê du lịch bụi mới thấy, cái mà phượt mang lại không chỉ là những chuyến du lịch đơn thuần mà nó đã dạy cho con người cách sống, cách quên và tập cho họ vượt qua nỗi sợ hãi. Thậm chí, có những suy ngẫm và trải nghiệm mà họ chợt nhận ra sau một chuyến đi. Như Nguyễn Thạc Sơn, ĐH Mỏ, chia sẻ: “ Có khi mất tay lái rơi xuống một cái hố hanh đánh liều đi đường núi trong đêm mới nhận ra cuộc sống thật mong manh. Đứng giữa ranh giới của sự sống và cái chết, tôi lại cảm thấy trân trọng hơn cuộc sống. Giờ đây, tuần nào không vác xe đi là không chịu nổi, có lẽ phượt đã ăn vào máu rồi”. Giống như cái tên dân dã của mình, du lịch bụi được nhiều người đánh giá là hình thức du lịch ít tốn kém hơn, có những tiện ích vượt trội so với đi tour như được tự chọn chỗ ăn, nghỉ… phù hợp với túi tiền của mỗi người. Tuy nhiên không ít người lo ngại, nhiều địa điểm du lịch “chặt chém” khách. “Nhưng không phải không có cách “lách” giá. Nếu chịu khó một chút vẫn có thể thỏa mãn niềm đam mê “phượt” mà không phải lo lắng quá nhiều đến chuyện tiền bạc”, Lê Thanh Hòa, sinh viên ĐH Bách Khoa, chia sẻ.
Hòa kể, nhóm của Hòa gồm 7 người đã lên kế hoạch cách đây hai tháng đi biển Sầm Sơn, Thanh Hóa. Vì là sinh viên, nên vấn đề “đầu tiên” (tiền đâu – PV) là mối quan tâm hàng đầu của nhóm. “Bọn em dự định thuê nhà dân, rồi nhờ họ nấu nướng cho cả bọn, thích ăn gì có thể nhờ họ mua và nấu nướng theo ý mình. Vào khách sạn thời gian này vừa đắt lại không được thoải mái như ở ngoài”, Hòa tâm sự. Nhất là vào những ngày nghỉ, ngày lễ nỗi lo “chặt chém” của dân mê phượt lại càng tăng cao. Để “Chọn địa điểm ít người đến vừa “thỏa” mong muốn khám phá lại tránh được sự nhộn nhạo, cũng không phải lo bị “chặt chém””, anh Trần Minh tư vấn. Theo anh Minh, du lịch không nhất thiết phải ở khách sạn, nếu những chỗ an toàn có thể thuê sân bãi và mang túi ngủ theo. So với ở khách sạn thì hình thức này rẻ hơn nhiều, lại được nếm trải sự thú vị khi được ngủ dưới “khách sạn nghìn sao”. Thậm chí, anh Minh cho rằng hình thức này còn giúp những người trong đoàn trở nên gắn bó hơn. “Trong khó khăn con người thường có xu hướng xích lại gần nhau, kể cả những con người chưa hề quen, không phân biệt tuổi tác hay địa vị xã hội”, anh Minh nói.
Nguồn: sưu tầm

Thú Đi Phượt Ở Giới Trẻ (phần 1)

Thú Đi Phượt Ở Giới Trẻ (phần 1) Du Lịch Xe Máy – “Có khi mất tay lái rơi xuống một cái hố sâu giữa rừng núi mới nhận ra cuộc sống thật mong manh. Giờ đây, tuần nào không vác xe đi là không chịu nổi, có lẽ phượt đã ăn vào máu rồi”, Sơn chia sẻ.Nhớ lại lần đầu tiên đi du lịch bụi, Việt, ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc Gia Hà Nội, vẫn không giấu được sự hứng khởi. “Lần ấy bọn em rủ nhau đi chơi bằng xe máy. Xế chiều, đi mãi mà vẫn quanh quẩn trong rừng, mới biết mình bị lạc, đành quyết định ngủ lại ngoài trời. Rừng đêm, sương xuống, cả 7 đứa co ro bên đống củi. Đêm ấy không ai ngủ, thi nhau buôn chuyện trời chuyện đất cho… đỡ sợ”, Việt kể. Du Lich Xe May
Đêm đó với Việt là một kỷ niệm không bao giờ quên, Việt và một cô gái trong nhóm đã “thành đôi” từ chuyến lần “phượt” ấy. Đến giờ, Việt vẫn thầm cảm ơn chuyến “đi bụi” quý giá. Kể về “phượt” hiếm thấy ai hứng khởi như Nguyễn Lan Chi, cô sinh viên năm thứ 4, ĐH Ngoại Thương. Chi kể, ngay từ năm thứ nhất cô đã cùng “xế” thong dong qua bao con đường trên dải đất hình chữ S. Và cũng rất nhiều lần cô được nếm trải cảm giác lạ lẫm khi lang thang bên “xứ bạn”. “Phượt đem lại cho bạn cảm giác tự do, có thể vạch ra lộ trình mình thích với khung thời gian linh hoạt. Bạn có thể dành cả nửa ngày chỉ để ngồi ngắm sông Mã ồn ào chảy siết từ một góc cao của Mường Lát hay đứng lặng hàng giờ trước những tu viện tráng lệ ở Shangrila. Không có hướng dẫn viên du lịch nào hối thúc bạn, cũng không bác tài xế nào phải cáu gắt vì đợi bạn quá lâu. Với phượt, bạn là người viết lên hành trình cho chính mình”, Lan Chi chia sẻ.
Cùng đam mê “phượt”, Phạm Linh Chi, K50, khoa Báo chí, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, đang háo hức chuẩn bị cho kỳ đi Thái Lan sắp tới. Để có tiền thực hiện chuyến xuất ngoại này, Chi đã phải làm thêm hơn một năm trời. Từ cuối năm ngoái, Chi đã “săn” vé máy bay giá rẻ, tìm kiếm danh sách quán ăn, nhà nghỉ, địa điểm vui chơi giá “mềm” ở Thái Lan. “Dù là lần đầu tiên đi đu lịch nước ngoài nhưng em vẫn muốn chọn đi “phượt”. Nghe mọi người nói về du lịch bụi hay quá, lần này em quyết thử một lần cho biết”, Chi hào hứng.
Niềm đam mê khám phá không chỉ có ở sinh viên như Chi, rất nhiều nhân viên văn phòng vẫn dành thời gian rảnh ít ỏi để được đặt chân lên những vùng đất mới. Anh Nguyễn Đình Thăng, nhân viên trung tâm ý tế quận Thanh Xuân, hồ hởi: “Ăn nhau là “máu” chứ không phải kinh tế. Cái cảm giác là người tự khám phá, tự mày mò khi lạc đường, rồi òa lên sung sướng khi tìm thấy lối ra thì tiền không thể mua được”. Nhóm anh Thăng cũng đã sắp xếp thời gian và hoàn thành kế hoạch đi Hồ Nam, Trung Quốc. Anh Thăng cho biết, nhóm sẽ đi ô tô đến Nam Định, sau đó đi tàu hỏa sang Hồ Nam. “Trên mỗi chặng đường sắp tới tôi đều có sự giúp đỡ của những người bạn ngoại quốc, dù chỉ quen nhau trên mạng, vì cùng chung sở thích đi “phượt”. Có anh bạn Trung Quốc đã mua vé cho cả đoàn chúng tôi, họ giúp đỡ rất nhiệt tình, không hề vụ lợi. Những tình cảm như thế rất đáng trân trọng”, anh Thăng bộc bạch. Anh Thăng chia sẻ thêm, “phượt” giúp cho con người bộc lộ những khả năng tự bảo vệ mình, tự thích nghi khi đối diện với những khó khăn. “Bạn sẽ học được cách nhìn chòm sao xác định phương hướng nếu “lỡ” lạc đường trong rừng, hay khi khó khăn tình cảm mọi người trong nhóm chắc chắn sẽ gắn bó hơn. Những lần lạc đường như thế đảm bảo sẽ là kỷ niệm khó quên với mọi thành viên. Đi tour chắc chắn không có cái “thú” như vậy”, anh Thăng tâm sự. Nguồn: sưu tầm

Tây Balô Phượt Sapa Bằng Xe Máy

Tây Balô Phượt Sapa Bằng Xe Máy Du Lịch Xe Máy – Thị trấn Sapa là một vùng đất có phong cảnh tuyệt đẹp và khí hậu dễ chịu trên cao nguyên Lồ Suối Tủng (cao nguyên Sapa) thuộc dãy Hoàng Liên Sơn và hiện là một trong những điểm du lịch nổi tiếng ở miền Bắc Việt Nam.Cuối năm 2008, tôi cùng Ben, Huyền (bạn gái của Ben), Paul, đã có dịp đặt chân đến vùng đất kỳ vĩ mà tuyệt đẹp này. Từ Hà Nội, chúng tôi bắt một chuyến tàu đêm lên thị xã Lào Cai. Sáng sớm hôm sau, bốn chúng tôi đã có mặt ở Lào Cai và bắt một chuyến xe buýt lên thẳng Sapa. Việc đầu tiên chúng tôi làm sau khi nhận khách sạn là thuê xe máy để đi du lịch. Sapa là một điểm du lịch nổi tiếng nên mọi người đến đây tham quan là điều không mấy khó hiểu, nhưng đi du lịch bằng xe máy thì quả là một việc làm thú vị. Chúng tôi thuê ba chiếc xe Honda Wave: Một chiếc cho tôi, một cho Paul và một cho Ben và Huyền. Paul là một diễn viên đến từ Los Angeles. Trước đó, anh chưa bao giờ đi xe máy nhưng trông anh rất tự tin khi điều khiển xe qua những con đường hai bên là vách đá dựng đứng ở Sapa.
Mặc dù hơi run khi có đến hàng chục người đàn ông bản địa đứng quanh chúng tôi, lắc đầu, nói với Paul rằng: “Đường nguy hiểm lắm, anh không lái được đâu”, nhưng chúng tôi vẫn quyết định tự đi chứ không thuê họ chở. Cả nhóm quyết định rời Sapa để đến thăm một số ngôi làng của người dân tộc thiểu số gần đấy. Ngôi làng đầu tiên chúng tôi đến phải đi qua một đoạn đường dài gần 2km vòng qua một dãy núi. Chúng tôi gửi xe và bắt đầu đi bộ vào thị trấn, nhưng không quan sát được gì nhiều vì có rất nhiều phụ nữ người dân tộc (tôi nghĩ chắc là người H’Mông) vây quanh chúng tôi: “Mua hàng của tao đi, rẻ lắm – giá tốt đấy”. Chúng tôi mua được một ít vải dệt bằng tay và trang sức bằng bạc, sau đó lại tiếp tục đi tham quan các hang động sâu trong núi. Phía ngoài động, có một số trẻ em cầm trên tay rất nhiều đèn pin. Sau khi mặc cả, chúng tôi đã thuê bốn chiếc đèn pin với giá 10.000VND/chiếc và thuê một em nhỏ làm hướng dẫn đưa chúng tôi vào động. Mọi người đi sâu vào trong một lúc thì khám phá ra một điều rất thú vị: Đây là một cái động nối liền Việt Nam với Trung Quốc.
Em bé hướng dẫn nói với chúng tôi rằng, nếu biết đường và rảnh rỗi từ hai đến ba ngày, thì chỉ cần đi theo con động này, bạn sẽ sang được Trung Quốc. Không cần phải nói, Ben, Paul và tôi đều thích mê. Thật ngạc nhiên, một con đường hầm nối Việt Nam và nước láng giềng Trung Quốc. Bạn có tin được không? Chúng tôi rời động, quay ra chỗ gửi xe, định quay lại Sapa. Những người phụ nữ mặc váy áo đầy sắc màu lại vây quanh chúng tôi, tiếp tục mời chào mong bán được cho chúng tôi một thứ gì đó. Một trong số họ sống gần lối đi vào động mời chúng tôi quay trở lại thăm nhà cô và chúng tôi đã đồng ý. Đó là một căn nhà khá hẹp, vừa là nơi ở vừa là kho thóc và còn có một cái chuồng gia súc bên cạnh. Chúng tôi đã đề nghị được tham quan đàn gia súc của cô, muốn nhìn thấy những con lợn và cô cũng nhiệt tình cho chúng ăn ngô để giữ chúng cho chúng tôi có dịp nhìn ngắm. Có từ 12 đến 15 con lợn, hầu hết là lợn con, một ít lợn vừa và lợn nái. Tôi rất muốn mua một con để ăn và thuê người phụ nữ đó nấu bữa ăn chiều cho chúng tôi. Nhưng Paul ngăn lại và tôi nhận thấy rằng cô chủ nhà cũng không mặn mà lắm với ý tưởng này nên đành quay về Sapa. Chiều hôm đó, chúng tôi lại tiếp tục đi xe máy đến một thung lũng phía dưới Sapa. Ở đó, chúng tôi được chứng kiến tận mắt những khối đá chạm khắc cổ kì lạ và những thửa ruộng bậc thang tuyệt đẹp. Toàn bộ phong cảnh ở đây thật là quyến rũ, tôi có cảm giác như thể đang lạc vào một thế giới cổ tích nào đó. Trời đất bao la, cỏ cây hoa lá chen nhau đua nở, các thửa ruộng bậc thang bao quanh sườn núi như những tấm thảm lụa mịn màng, mềm mại.
Thời điểm này đang vào vụ mùa thu hoạch, nên cánh đồng toàn màu vàng ươm thật đẹp mắt. Người địa phương nơi đây hầu hết còn phụ thuộc rất nhiều vào lực lượng lao động trong gia đình, trâu bò và một số dụng vụ thô sơ để thu hoạch mùa màng. Để thu hoạch lúa, họ phải dùng liềm cắt cây lúa, bó lại thành từng bó rồi phơi khô. Khi lúa đã đủ khô, các bó được đập vào những rổ tre để lấy hạt thóc. Sau đó, thóc được nhồi vào những bao tải lớn đưa đến máy xay để xay lấy gạo. Từ đây, chúng tôi trở về khách sạn sau một ngày đi tham quan thật thú vị, chuẩn bị ăn bữa tối. Thực sự, chúng tôi đã có một khoảng thời gian nghỉ ngơi thật thoải mái. Nguồn: sưu tầm

Du Lịch Tam Đảo bằng Xe Máy

Phượt Tam Đảo Bằng Xe Máy Du Lịch Xe Máy – Được ví là một trong ba “miền đất lạnh” của Việt Nam, nhưng khác với cái lạnh cắt da hoặc phảng phất bảng lảng khói sương của hai vùng Đà Lạt, Sapa, Tam Đảo chính là thị trấn trong mây, bởi dường như chẳng có nơi nào người ta có thể gần mây đến thế.Lên Tam Đảo, thích nhất là đi xe máy, bởi Tam Đảo quá gần, chỉ cách Hà Nội chừng hơn 80km, đường lại thoáng rộng dễ đi, chả thế, bất cứ mùa Đông hay mùa Hè, nhất là những ngày cuối tuần, thị trấn này luôn rơi vào tình trạng… cháy phòng. Cũng bởi, Tam Đảo không rộng, đi bộ thì mỏi chân mà đi ô tô thì chẳng bõ trèo lên trèo xuống và… say vì vắt vẻo qua mấy cung đường vòng. Vì thế, còn gì tuyệt hơn là ngồi trên yên xe máy, nghe gió đại ngàn thổi mát lạnh trên da mặt, thêm một chút khó chịu vì chênh lệch độ cao, nhưng bù lại, đường rất vắng, ta có thể nghe được tán thông reo vi vút trên cao, thấy đám mây vừa sà xuống tán cây phía trước giờ đã ở ngay trên đầu mình. Mây Tam Đảo cứ thoắt ẩn, thoắt hiện như thế, như sinh ra từ núi, đùn ra từ núi rồi lại mất hút vào cây. Chỉ toàn là mây trắng, khiến ta thấy như mình cũng bồng bềnh trong mây vậy.
Ở Tam Đảo, buồn nhất và thích nhất cũng là khi trời mưa. Mưa mù mịt, tối sầm trời đất. Đã mưa thì rất lạnh, nhưng mưa đến nhanh thì cũng tạnh rất nhanh. Đó là lúc Tam Đảo thực sự là Tam Đảo. Mây kéo vần trên các đỉnh núi, mây bò lan trên tán cây, mây quét cái đuôi trắng bông mềm phơ phất của mình trên mặt, trên tóc người. Đưa tay ra có thể nắm được một nắm mây. Giơ tay lên có thể với tới mây. Mây biến đổi nhanh trong chớp mắt. Trong khi đó, bầu trời trên cao bắt đầu trong như vừa được lọc, xanh ngăn ngắt, những tia nắng đầu tiên ló rạng sau mây càng khiến Tam Đảo trở nên diễm lệ hơn. Những lúc ấy, bạn đừng chỉ mải ngắm núi, ngắm mây. Hãy chọn một sườn phong quang nào đó, nhìn xuống thành phố Vĩnh Yên xa xa ẩn hiện trong lớp mây ngũ sắc bồng bềnh dưới kia, nơi bạn vừa đi qua để lên Tam Đảo, sẽ cảm nhận rõ hơn bao giờ hết vị trí mà mình đang đứng. Du Lich Xe May Du Lịch Tam Đảo bằng Xe Máy Tam Đảo không chỉ là thiên đường của mây mà còn là “thiên đường” của su su nữa. Nếu buổi trưa thức cùng Tam Đảo, lang thang qua các sườn núi nắng rờ rỡ, sẽ bắt gặp những hình ảnh vô cùng thú vị. Một chú chó nằm ngủ gật trên đồi đầy hoa, vài cậu bé tắm trưa dưới dàn su su xanh mỡ màng, hẳn bạn sẽ thấy, Tam Đảo đã chuyển vào Hè, tiết mùa Hè chỉ có vào mỗi khi trưa nắng gay, nắng gắt. Cái nắng ấy đột ngột mất hút khi bạn lần mấy chục bậc thang nhỏ xíu quanh co để xuống với Thác Bạc. Con thác không to nhưng sâu hun hút và nước thì lạnh tê. Đến nơi đây, bạn không thể không để ý những đôi dép cắt cụt mõm rất đặc trưng của ngành du lịch xứ mình. Du Lich Xe May
Buổi chiều, lang thang sâu vào rừng quốc gia Tam Đảo, đón ánh hoàng hôn lặn xuống từ phía chân trời xa, ngắm biển mây mênh mông vờn quanh chóp núi, chắc chắn, bạn sẽ tự hỏi, vì sao lại gọi nơi đây là Tam Đảo? Núi được gọi là Tam Đảo vì ở khoảng giữa dãy có 3 ngọn núi cao vút: Phù Nghĩa, Thạch Bàn, Thiên Thị tính từ Tây Bắc xuống Đông Nam, tựa như 3 hòn đảo nổi bồng bềnh giữa biển mây bao phủ. Tam Đảo cũng là chốn tâm linh hội tụ giữa khí núi, mây rừng, dọc đường lên có đền thờ Cậu bé Trường Sinh, có các phủ, các tòa, có Tây Thiên, đặc biệt là Trúc Lâm Thiền Viện, ngôi chùa như ẩn giấu cả lòng thiền tịnh vô biên của Phật môn mà ai đã đến một lần thì không bao giờ có thể quên được. Ở chốn này, nhà văn Hồ Anh Thái từng viết truyện ngắn “Maratong ở Tam Đảo xứ lạnh”, nhà phê bình Nguyễn Thị Minh Thái cũng từng viết “Trên cao mờ sương”. Nhiều nhà văn nhà thơ cũng thường lên trại sáng tác ở Tam Đảo để viết tiểu thuyết. Còn bạn, nếu không phải nhà văn, nhà thơ, chẳng phải họa sĩ, cũng không phải người ăn chay niệm Phật tu hành, bạn hãy làm một vòng Tam Đảo về đêm. Bỏ qua những hiệu ăn rực rỡ ánh đèn, sà xuống những quán ngô nướng, sắn nướng, bánh đa nướng ngửi mùi mít, mùi măng, mùi su su và những lâm thổ sản mà chợ cóc này bày bán buổi chiều, nghe sương đang thấm trên vai, nghe mây đang vờn trên đỉnh đầu, luồn qua các khe núi để thấy cái lạnh của xứ này chẳng giống với Sapa đượm màu thổ cẩm, Đà Lạt mộc mạc hồn nhiên cao nguyên. Đêm về khuya, bạn chìm vào giấc ngủ mà ngỡ như theo mây bay vào gối có cả tiếng thác réo xa xa, tiếng con chim rừng, thú rừng nào đó kêu những âm thanh miền sơn cước. Để sáng mai khi tắt máy, thả cho xe chạy xuôi suốt mười mấy cây số đường dốc, bạn sẽ thấy, mây Tam Đảo tiễn mình đi mà lưu luyến chẳng muốn rời. Nguồn: sưu tầm