Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

Mẹo khởi động xe máy mùa đông

Mẹo khởi động xe máy mùa đông Máy khó nổ vào buổi sáng và máy hay chết giữa chừng là hai trong số những vấn đề rất hay gặp đối với xe máy về mùa đông. Trên thực tế, bạn có thể tránh được những vấn đề này bằng một số cách rất đơn giản. Hiện tượng máy khó khởi động về mùa đông có nguyên nhân chủ yếu là do nhiệt độ bên trong buồng đốt thấp, lượng nhiệt bugi đánh không đủ để đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu, hỗn hợp nhiên liệu không đủ đậm đặc hoặc do hơi nước ngưng tụ trong bộ chế hòa khí và các đường ống dẫn. Bạn có thể hạn chế vấn đề này bằng một số cách sau đây: Bảo dưỡng xe máy định kỳ. Khi đi bảo dưỡng xe máy, đừng quên nhắc nhở các nhân viên kỹ thuật thực hiện các công đoạn sau: Làm sạch bộ lọc gió. Bụi tích tụ lâu ngày trong bộ lọc gió sẽ làm giảm khả năng hút gió của động cơ, qua đó gây hao xăng, làm cho máy khó nổ và hay chết giữa chừng. Nếu rửa bộ lọc gió bằng nước, cần phải làm khô miếng lọc trước khi lắp trở lại máy. Miếng lọc bị ướt cũng sẽ gây hại cho động cơ. Làm sạch bugi. Bugi bẩn tất nhiên sẽ cản trở khả năng đánh lửa của động cơ, qua đó khiến máy rất khó khởi động. Khi vệ sinh bugi, tránh để bụi lọt vào buồng đốt của động cơ và đừng quên làm sạch bụi bẩn bám trên bugi trước khi lắp trở lại máy. Kiểm tra mực nước axit trong acqui. Trên thị trường hiện nay có hai loại acqui, acqui nước và acqui khô. Xe máy mới thường được trang bị acqui nước. Thông thường, sau một vài tháng mực nước axit trong acqui sẽ giảm đi. Chính điều này làm giảm khả năng cung cấp điện của acqui và là một trong những nguyên nhân chính khiến máy khó nổ. Khi mực nước axit bị hụt, hãy bổ sung cho đầy. Kiểm tra xem hệ thống dây dẫn điện có bị mát điện hay không. Mát điện là nguyên nhân chủ yếu khiến acqui nhanh hết điện. Nếu acqui trên xe máy của bạn vẫn còn mới mà máy đã khó đề thì đây chính là thủ phạm. Hãy nhờ các nhân viên kỹ thuật của trung tâm bảo hành kiểm tra, dò tìm chỗ hở điện hoặc đấu nối sai. Sau khi khắc phục được sự cố, hãy nạp thêm điện cho acqui trong 10 đến 15 phút. Điều chỉnh ga-răng-ti ở mức phù hợp. Về mùa đông, bạn nên để ga-răng-ti (máy nổ ở chế độ thả hết tay ga) lớn hơn một chút so với mùa hè. Tất nhiên không nên để lớn quá nhằm tiết kiệm nhiên liệu và tránh tai nạn. Khi khởi động xe máy vào buổi sáng, có một vài mẹo nhỏ như sau: Nếu là xe số, trước khi khởi động xe hãy dận cần đạp máy một vài lần. Nhớ là không nên đề trước khi đạp máy. Nếu máy vẫn không nổ, hãy kéo cần gạt le bên dưới nút bấm còi rồi mới đề. Khi máy bắt đầu nổ, không nên sang số và kéo ga ngay. Hãy để xe nổ máy ở chế độ chạy ga-răng-ti tại số 0 trong vòng 2 đến 3 phút. Trường hợp xe của bạn chạy ga-răng-ti quá nhỏ, hãy nhích tay ga lên một chút và giữ ổn định trong khoảng thời gian tương tự. Sau khi máy đã nóng và chạy ổn định bạn mới vào số và chạy xe. Nếu ban đầu bạn gạt cần gạt le thì lúc này hãy gạt trở về vị trí cũ. Đối với xe máy tay ga, trước khi nổ máy, hãy bật khóa điện rồi vặn tay ga một vài lần rồi mới bấm đề. Động tác này giúp cho hỗn hợp xăng-không khí lấp đầy đường ống dẫn và xuống buồng đốt. Riêng đối với thao tác đề, hãy nhả hết tay ga rồi mới bấm đề. Nếu bạn kéo tay ga trong lúc bấm đề, hỗn hợp xăng-khí sẽ loãng hơn nên máy càng khó nổ (với xe số thì trái lại, bạn có thể thao tác như thế này). Nếu máy vẫn tiếp tục không nổ, trong mọi trường hợp bạn không nên bấm đề và kéo ga quá nhiều lần. Làm như vậy xăng sẽ làm ướt bugi khiến máy càng không thể nổ được. Hãy đạp cần đạp nhiều lần, xen vào từng quãng là một hai lần đề nhất định. Tất cả những việc làm trên nghe qua thì có vẻ tốn thời gian, nhưng thực tế chúng sẽ giúp bạn không bị trễ học hoặc trễ việc vào mỗi buổi sáng. Hơn nữa xe máy của bạn sẽ chạy bền bỉ và tiết kiệm nhiên liệu hơn. ***************** Vienam Motorbike & Car For Rent Offices : 22 Luong Ngoc Quyen, 66Ma may..., Home Add: 27 Lan 62 Tran Quy Cap str - DD-HN-VN Email:rentalbikehanoi@gmail.com / rentalbikehanoi@yahoo.com Website: http://rentalbikehanoi.com Blog: http://rentalbikehanoi.blogspot.com https://sites.google.com/site/rentalcarhanoi Tel: 04 66 50 50 19 HP: 092 829 0000 / 0904 2323 41 / 0922 586 122/ 092 900 2983